Theo các chuyên gia sức khỏe, có rất nhiều căn bệnh khác nhau sẽ xuất hiện trong cuộc đời mỗi người. Đó có thể là bệnh cấp tính, bệnh mạn tính. Mỗi loại bệnh sẽ có những đặc điểm, phương pháp điều trị khác nhau. Vậy bệnh cấp tính là gì, mức độ nguy hiểm như thế nào? Cùng elmercurio-manta.com tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây nhé.
I. Bệnh cấp tính là gì?
Bệnh cấp tính là những bệnh khởi phát một cách đột ngột diễn ra trong khoảng thời gian giới hạn và thường nặng. Từ cấp tính ở đây được hiểu là khởi phát đột ngột và có mức độ nghiêm trọng. Ví dụ như bệnh nhồi máu cơ tim bao gồm cả 2 yếu tố cấp tính là xảy ra đột ngột và có mức độ nghiêm trọng như bệnh cấp tính.
Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh cấp tính đều có mức độ nghiêm trọng và ngược lại. Ví dụ như một ngón tay bị đau do chấn thương cấp tính, viêm dạ dày ruột cấp tính… thường có mức độ nhẹ và sẽ hết trong vài ngày, bài tuần.
Ngoài ra, từ cấp tính còn được dùng để chỉ một giai đoạn nào đó của căn bệnh. Đôi khi nó cũng được sử dụng để định nghĩa một số loại bệnh như nhồi máu cơ tim cấp tính, bạch cầu cấp tính… để phân biệt với những dạng bệnh mãn tính của căn bệnh đó.
II. Nguyên nhân gây bệnh cấp tính
Nguyên nhân gây ra các bệnh cấp tính rất nhiều. Vậy cụ thể những yếu tố gây ra bệnh cấp tính là gì?
- Do virus, vi khuẩn hoặc các loại nhiễm trùng khác
- Bệnh cấp tính cũng có thể xảy ra khi gặp chấn thương, lạm dụng các loại thuốc
- Một số nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể cũng gây ra bệnh cấp tính như nhồi máu cơ tim…
III. Mức độ nghiêm trọng của bệnh cấp tính.
Bệnh cấp tính được chia thành 2 cấp độ chính là cấp tính nhẹ và cấp tính nặng.
1. Bệnh cấp tính nhẹ
Những bệnh cấp tính nhẹ thường có thể tự khỏi hoặc dễ được chưa khỏi. Một số bệnh thường gặp như là:
- Bệnh cấp tính đường hô hấp: ho, viêm phế quản, sổ mũi…
- Bệnh cấp tính hệ đường tiêu hóa: táo bón, đau bụng, tiêu chảy…
- Bệnh cấp tính hệ thần kinh: chóng mặt, đau đầu…
2. Bệnh cấp tính nặng
Những bệnh cấp tính nặng có thể là biểu hiện của bệnh mạn tính tiềm ấn như hôn mê do tiểu đường, nhồi máu cơ tim… hoặc sự khởi phát đột ngột của tình trạng bệnh nào đó chưa được chẩn đoán.
Khi gặp tình trạng cấp tính nặng, người bệnh buộc phải được thăm khám và điều trị bởi vì nó có thể đe dọa đến tính mạng. Một số bệnh cấp tính nặng, nghiêm trọng thường gặp như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, loét dạ dày, trầm cảm, ung thư… Trong bệnh cấp tính nặng còn được chia thành 2 loại là cấp tính nặng báo động, bệnh nghiêm trọng cấp tính.
- Cấp tính nặng báo động, người bệnh sẽ có những biểu hiện của một khả năng gập vấn đề nghiêm trọng, cần có sự theo dõi sát sao.
- Bệnh nghiêm trọng cấp tính, người bệnh sẽ bị đe dọa về thể chất, tinh thần. Người bệnh cũng có thể tự cảm nhận được mối đe dọa tiềm ẩn khi mắc một số bệnh cấp tính nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, liệt nửa người…
IV. Sự khác biệt với bệnh mãn tính
Với những thông tin chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã biết được bệnh cấp tính là gì. Vậy bệnh mãn tính và cấp tính khác nhau như thế nào?
1. Thời gian khởi phát bệnh
- Thời gian phát triển bệnh cấp tính thường đột ngột và diễn ra trong thời gian ngắn.
- Còn thời gian khởi phát bệnh mãn tính từ từ, thậm chí có dấu hiệu xấu đi trong thời gian dài, vài tháng cho đến vài năm.
2. Nguyên nhân gây bệnh
- Tình trạng bệnh cấp tính là do virus, vi khuẩn hoặc một số loại nhiễm trùng gây ra. Bên cạnh đó, nó cũng có thể xuất hiện do chấn thương, tai nạn hoặc lạm dụng thuốc.
- Nguyên nhân gây ra bệnh mãn tính thường do hành vi không lành mạnh khiến nguy cơ mắc bệnh tăng như chế độ dinh dưỡng kém, lười vận đồng, làm dụng chất kích thức, rượu, hút thuốc… Bên cạnh đó các yếu tố như tình cảm, di truyền hay môi trường cũng ảnh hưởng đến bệnh mãn tính. Khi con người có tuổi, già đi thì có nhiều khả năng mắc các bệnh mãn tính.
- Trong một số trường hợp, bệnh cấp tính không được điều trị triệt để có thể trở thành bệnh mãn tính.
3. Triệu chứng của bệnh
- Triệu chứng của các bệnh cấp tính rất riêng biệt và cần được chăm sóc ngắn hạn hoặc tốt hơn nếu được điều trị sớm. Ví dụ, gãy xương cần được điều trị và chữa lành kịp thời. Đôi khi, một số bệnh cấp tính sẽ tự khỏi như cảm lạnh thông thường.
- Những bệnh mãn tính thường phát triển chậm, tiến triển theo thời gian và có thể xuất hiện triệu chứng cảnh báo hoặc không. Một số tình trạng bệnh mãn tính thường gặp như viêm khớp, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim…
- Không giống với bệnh cấp tính, các bệnh mãn tính thường không thể điều trị khỏi mà chỉ được kiểm soát. Người bệnh mãn tính phải sống chung với bệnh và kiểm soát những triệu chứng của bệnh bằng việc chăm sóc sức khỏe bản thân kết hợp với quá trình điều trị.
Tuy bệnh cấp tính và mãn tính có sự khác nhau nhưng chúng vẫn có mối liên quan. Có những trường hợp người bệnh mắc bệnh cấp tính trong mãn tính. Điều này có nghĩa là người bệnh đang trong quá trình điều trị bệnh mãn tính nào đó nhưng bất ngờ trở nặng trong thời gian ngắn gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Một số bệnh cấp tính trong bệnh mãn tính có thể kể đến như cấp tính của hen suyễn, cấp tính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
VI. Biện pháp phòng ngừa bệnh cấp tính
Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh cấp tính có thể được ngăn ngừa bằng lối sống lành mạnh, khoa học như:
- Duy trì việc tập thể dục, hoạt động thể chất thường xuyên
- Hạn chế ra nắng nhiều
- Không hút thuốc, chất kích thích và uống rượu nhiều quá mức
- Duy trì tình trạng dinh dưỡng, cân nặng hợp lý.
Như vậy có thể hiểu bệnh cấp tính là những bệnh xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn và có mức độ nghiêm trọng. Song cũng có những tình trạng cấp tính nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu được bệnh cấp tính là gì, cũng như biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cấp tính.