Có thể nói, bóng đá Brazil đã khai quật ra khái niệm hậu vệ tấn công. Trong bóng đá, hậu vệ cánh là một vị trí đóng vai trò quan trọng nơi hành lang phòng ngự. Nếu như bạn là một người thường xuyên theo dõi bóng đá, thật khó khi đòi hỏi một hậu vệ phải sử dụng bộ kỹ năng công thủ toàn diện. Hôm nay elmercurio-manta.com sẽ giới thiệu đến bạn trong những cái tên xuất sắc nơi hành lang cánh phải, một trong những người đã đặt nền móng cho triết lý hậu vệ tấn công.
I. Cafu là ai?
Cafu tên thật là Marcos Evangelista de Moraes, sinh ngày 7/6/1970 tại Jardim Irene, Sao Paulo, Brazil. Cái biệt danh Cafu của anh ra đời do gương mặt, dáng vẻ cũng như lối chơi rất giống với Cafuringa, một cầu thủ chuyên chạy cánh ở Brazil từng chơi cho những CLB như Fluminense và Atlético Mineiro trong thập niên 1970.
Mặc dù là biểu tượng đại diện cho triết lý hậu vệ tấn công nhưng Cafu lại tham gia vào con đường thi đấu chuyên nghiệp tương đối muộn. Nếu Ronaldo de lima 20 tuổi đã tung hoành khắp trời Âu thì ở tuổi ấy, Cafu mới được đôn lên đội một Sao Paulo. 5 năm sau, anh mới có lần đầu bước sang trời Âu.
Trong sự nghiệp thi đấu trong màu áo câu lạc bộ, anh từng chơi cho những đội bóng hàng đầu châu âu như juventus, Roma và AC Millan. Nhưng có lẽ điều gây ấn tượng nhất với người hâm mộ chính là hình ảnh một chàng hậu vệ khoác lên mình màu áo vàng xanh, lãnh đạo một tập thể Brasil xuất sắc lúc bấy giờ.
II. Danh xưng hậu vệ cánh phải hay nhất mọi thời đại
Một trong những hậu vệ xuất sắc nhất thế giới gọi tên Cafu, lá cờ tiên phong đại diện cho mẫu hậu vệ “công thủ toàn diện”.
Trước khi trở thành mẫu hậu vệ xuất sắc nhất thế giới, Cafu được chơi ở vị trí tiền vệ. Tuy nhiên người thầy Tele Santana đã đưa anh chàng này xuống chơi ở vị trí hậu vệ. Anh là nhân tố chính trong công cuộc xây dựng triết lý bóng đá tấn công sau này.
Thật khó để nói về sự vĩ đại của cầu thủ này. Bởi lẽ, những năm tháng thi đấu đỉnh cao của mình, Cafu chính là đầu tàu của một tập thể siêu sao gồm những cầu thủ hàng đầu của bóng đá thế giới. Có thể kể đến như Ronaldo de lima, Ronaldinho, hay Rivaldo.
Các hậu vệ Brazil mang trong mình DNA của những người nghệ sĩ trên sân cỏ, của những vũ điệu samba có thể nhảy múa với trái bóng bất cứ lúc nào. Họ luôn biết cách kết hợp giữa bóng đá và chất nghệ sĩ của mình. Cafu chính là viên gạch đầu tiên nơi đã biến đường biên thành đường đua sở trường để phô diễn tài năng của mình.
Cafu có được sự nghiệp thi đấu khiến người ta nể phục trong màu áo vàng xanh, anh hiện là người đang nắm giữ kỷ lục khoác áo đội tuyển bóng bóng đá Brazil nhiều nhất. Không phải ngẫu nhiên khi Brazil lọt vào trận chung kết World cup 1998 và vô địch bố năm sau đó. Cafu là một trong những cái tên hiếm hoi về thành tích 4 lần tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup, trong đó, anh đã có tới hai lần nâng cao chiếc cúp vô địch.
Trong lịch sử chưa từng có đội tuyển nào cùng lúc sở hữu hai hậu vệ cánh hay như ở Brazil tại World cup 1998 và 2002. Không ai khác đó chính là Cafu và Roberto Carlos. Như chúng ta đã biết Robeto Carlot nổi tiếng với khả năng bứt tốc ngoạn mục cùng những cú sút với lực căng như dây đàn thì ở cánh phải, Cafu không những tỏ ra vô cùng bản lĩnh và chắc chắn nơi hành hậu vệ mà còn tích cực lên công về thủ, tham gia vào quá trình tấn công một cách hiệu quả.
Cafu được xếp vào dạng công thủ toàn diện. Anh không phải nhân tố luôn bùng nổ và tỏa sáng rực rỡ trên sân như những tiền đạo, nhưng anh mới chính là điểm sáng nhất trong đội hình. Những quả tạt lẫn kỹ năng xử lý bóng bóng của cầu thủ này cực kì ấn tượng, khiến mọi huấn luyện viên trên thế giới đều ao ước có trong tay quân bài chiến chiến thuật này.
Chẳng những thế, anh sở hữu nhãn quan chiến thuật vô cùng nhạy bén. Cafu đọc tình huống tốt, biết lúc nào cần dâng lên để tấn công, thời điểm nào nên đẩy sâu đội hình phục vụ quá trình phong ngự. Rất ít khi người ta thấy anh mải miết tấn công mà lãng quên vị trí của mình. Nói cách khác, anh là mẫu cầu thủ “có trách nhiệm” với vị trí. Chính nhờ những tố chất đó, Cafu mới được tin tưởng trao chiếc băng thủ quân đội tuyển Brazil và vinh dự nâng cúp vô địch thế giới năm 2002.
III. Sự toàn diện của hậu vệ cánh phải quan trọng như thế nào?
Alexander-Arnold một trong những hậu vệ hàng đầu nước Anh luôn bị đem ra bàn tán về chủ đề hậu vệ không biết phòng ngự. Không ai nhớ đến những đóng góp của anh trên mặt trận tấn công mà chỉ chăm chăm nhìn vào điểm yếu của cầu thủ này. Hơn ai hết, chắc chắn hậu vệ phải số 1 của The Reds thường bị các tiền đạo khoét sâu cánh trên sân. Rất nhiều huấn luyện viên biết điều này nhưng dường như họ phải chấp nhận, bởi trên thế giới này không tồn tại nhiều những hậu vệ phải xuất sắc như Cafu.
Hậu vệ phải có nhiệm vụ chính là ngăn cầu thủ đối phương tạt bóng hoặc chuyền bóng vào vùng cấm địa, bảo vệ vùng biên mà mình đang trấn giữ. Trong xu thế phát triển của bóng đá hiện đại, nhiệm vụ của các hậu vệ ngày càng khó nhằn hơn. Trong một số hệ thống phòng thủ, những hậu vệ biên phải kèm cặp tiền đạo đối phương, không cho tấn công. Một số khác cần phải tích cực lên tham gia hỗ trợ tấn công.
Một trong những điều quan trọng mà các huấn luyện viên cần chú ý là phải điều khiến được cầu thủ về phòng ngự sau khi họ đã lên quá cao. Nếu như không biết cách nắm bắt và độc tình huống tốt thì bạn sẽ phải nhận những đòn chí mạng bởi sự sơ suất này.
IV. Tổng kết
Trên đây là bài viết về một trong những hậu vệ toàn diện và xuất sắc nhất mọi thời đại. Và có lẽ cũng không quá khi cho rằng, Cafu được coi là người đã nâng tầm vai trò của hậu vệ cánh. Cafu xứng đáng là một biểu tượng của nền bóng đá xứ sở Samba.